Hệ nội tiết là gì?
Hệ nội tiết (endocrine system) là hệ bao gồm các tuyến tiết ra các hooc môn vào máu để điều tiết các chức năng của cơ thể, bao gồm kiểm soát tâm trạng, phát triển thể chất, các chức năng của mô, trao đổi chất. hệ nội tiết bao gồm các tuyến, các chất vận chuyển hóa học (hoocmon), và các tế bào. Khi 1 hoocmon được tiết ra từ tuyến, nó sẽ đi khắp cơ thể theo đường máu để tới đối tượng tế bào được quy định để nhận thông tin đó. Các tế bào này có những thụ thể hoocmon đặc trưng (hormone-specific receptors) đảm bảo rằng những hoocmon sẽ giao tiếp với những tế bào đã được chỉ định từ trước. trong quá trình này, 1 số các protein đặc biệt gắn vào các hoocmon, đóng vai trò như 1 chất hỗ trợ vận chuyển kiểm soát lượng hoocmon có thể tương tác với các tế bào đã được chỉ định, cũng như tạo ảnh hưởng tới các tế bào đã được chỉ định đó
Xem thêm:
Hệ nội tiết chịu trách nhiệm điều tiết các chức năng của cơ thể để đảm bào sự ổn định bên trong cơ thể (ví như ta điều chỉnh nhiệt độ bên trong 1 căn phòng). Thuật ngữ “endocrine” theo nghĩa đen là điều tiết hoocmon. Các hoocmon được sản xuất bởi hệ nội tiết ảnh hưởng tới những chức năng của con người như kích hoạt co cơ bắp, kích thích tổng hợp protein và chất béo, kích hoạt hệ thống enzyme, điều tiết sự phát triển và trao đổi chất, quyết định các cơ thể phản ứng với căng thẳng thông qua cơ thể và cảm xúc.
Tuyến nội tiết
Các tuyến nội tiết chính bao gồm hypothalamus (vùng dưới đồi), pituitary (tuyến yên), thyroid ( tuyến giáp) và adrenal glands (tuyến thượng thận).
Tuyến yên được coi như là tuyến “master” trong hệ nội tiết, bởi vì nó kiếm soát các chức năng của các tuyến nội tiết khác. Tuyến yên bao gồm có 3 thùy, gọi là thùy trước (anterior), thùy giữa (intermediate) và thùy sau (posterior), mỗi thùy lại điều tiết các loại hoocmon đặc trưng khác nhau.
- Thùy trước điều tiết hoocmon tăng trưởng, prolactin (kích thích sản xuất sưa sau khi sinh em bé), ACTH hay còn gọi là adrenocorticotropic (kích thích tuyến thượng thận), TSH (thyroid-stimulating hormone) dùng để kích thích tuyến giáp, FSH (follicle-stimulating hormone) có liên quan tới buồng trứng và tinh hoàn, và LH (luteinizing hormone).
- Thùy giữa của tuyến yên chịu trách nhiệm tiết ra hoocmon kích thích melanocyte – 1 loại tế bào hắc tố sản sinh ra melanin (có nhiệm vụ kiểm soát sắc tố da)
- Thùy sau tiết ra ADH (antidiuretic hoomon), hoocmon làm tăng khả năng hấp thụ nước vào máu thông qua thận và oxytocin (hoocmon được tiết ra trong quá trình quan hệ tình dụng hoặc sinh nở, co bóp tử cung khi sinh con và kích thích sản xuất sữa).
Tuyến giáp sản xuất những hoocmon điều tiết tỉ lệ trao đổi chất và tác động đến sự tăng trưởng, chức năng của những hệ thống khác trong cơ thể.
Tuyến thượng thận tiết ra những hoocmon như corticosteroids và catecholamines, trong đó cortisol và adrenaline (epinephrine) phản hồi lại với các căng thẳng.
Phần lớn sự kiểm soát hoạt động của các hoocmon chủ yếu dựa trên vùng dưới đồi và tuyến yên, 2 tuyến nằm ở não. 2 tuyến này đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết giữa thần kinh và hệ nội tiết.
Insulin, glucagon, kiểm soát glucose trong máu
Tinh bột, đặc biệt là glucose, là nguồn năng lượng chính cho các hoạt động vận động thể chất. tinh bột cũng chính là nguồn năng lượng chính của cơ thể chúng ta. Bất kì sự thay đổi nồng độ nào trong máu đều có thể mang lại những nguy hiểm khó lường, quá ít có thể gây ức chế quá trình tập luyện, trong khi quá nhiều lại có thể ảnh hưởng tới hệ thống mạch máu (vascular system). Kiểm soát lượng glucose trong máu là công việc của tụy tạng (pancreas)- sản xuất 2 hoocmon chính: insulin và glucagon
Insulin
insulin giúp điều tiết năng lượng và trao đổi glucose trong cơ thể. Sau khi hấp thụ 1 bữa ăn, glucose sẽ đi vào máu qua ruột non, dẫn tới làm tăng 1 lượng glucose trong máu. Và bởi vì máu được lưu thông qua tụy, việc glucose gia tăng sẽ làm kích hoạt tiết ra insulin. Insulin sẽ liên kết với các thụ thể tế bào chủ đích của nó (trong trường hợp này là hệ cơ bắp và gan), màng tế bào do đó sẽ trở nên dễ thẩm thấu glucose hơn. Glucose sau đó khuếch tán ra khỏi máu và đi vào trong tế bào. Mức đường huyết sau đó sẽ giảm. vì thế insulin làm cho các tế bào trong gan, cơ bắp, các mô mỡ hấp thụ glucose từ máu, sau đó dự trữ nó dưới dạng glycongen trong gan và cơ bắp.
Glucagon
Glucagon có chức năng ngược lại với insulin. Trong khi insulin có chức năng giảm lượng glucose trong máu thì glucagon lại có chức năng làm tăng lượng glucose bằng cách kích hoạt tiết ra glycogen dự trữ trong gan. Nhiều giờ sau 1 bữa ăn, lượng đường huyết trong máu sẽ đi xuống thấp (hoặc cũng có thể là kết quả của 1 sự kết hợp giữa quá trình trao đổi chất bình thường đi kèm với các hoạt động thể chất). việc thiếu hụt lượng glucose trong máu sẽ kích hoạt tiết ra glucagon từ tụy. so với insulin, glucagon có nhiều hiệu quả hơn, đó là kích thích gan chuyển đổi glycogen được dự trữ chuyển ngược lại thành glucose, lượng glucose này sau đó sẽ được đưa ra lại máu
Ảnh hưởng của tập luyện
Khi chúng ta thường xuyên luyện tập, sự hấp thụ glucose của các tế bào cơ thể cũng tăng lên. Đây là kết quả của việc tăng độ nhạy của tế bào tới insulin, do đó, insulin sẽ được hạ xuống sau các buổi tập luyện. cùng thời điểm đó glucagon sẽ tiết ra, hỗ trợ cho việc duy trì lượng đường trong máu
epinephrine và norepinephrine là 2 hoocmon được sản xuất bởi tuyến thượng thận. bao gồm các chức năng
- Làm tăng nhịp tim và huyết áp tâm thu
- Tăng lượng đường trong máu
- Phân phối máu cho các mô làm việc
- Mở đường thở
Testosterone và estrogen
Testosterone được sản xuất trong tinh hoàn của nam giới và 1 lượng nhỏ trong buồng trứng và tuyến thượng thận ở nữ giới. Lượng testosterone mà nam giới sản xuất thậm chí cao gấp 10 lần so với nữ giới, giúp hình thành những đặc điểm giới tính ở nam giới, như râu, lông ngực, lông bụng, lông mu, cùng với khối lượng cơ bắp lớn hơn…. Estrogen được sản xuất phần lớn ở buồng trứng của nữ giới, 1 lượng nhỏ này lại được sản xuất ở tuyến thượng thận ở nam giới. phụ nữ ở độ tuổi sinh sản có lượng estrogen cao hơn đáng kể so với nam giới, điều này giúp cho nữ giới hình thành những đặc điểm giới tính chuyện biệt như phát triển tuyến vú, điều hòa chu kì kinh nguyệt…
Với cả nam và nữ giới, testosterone đóng 1 vai trò rất quan trọng trong việc tăng trưởng, sửa chữa các mô cơ. Tăng lượng testosterone là dấu hiệu của việc đồng hóa cớ bắp (xây dựng mô). Estrogen có nhiều chức năng, nhưng về cơ bản chủ yếu là có ảnh hưởng đến sự phân bố mỡ ở hộng, mông, và đùi.
Cortisol
Trái ngược với testosterone, cortisol là 1 hoocmon dị hóa (liên quan tới sự phân giải các mô). Trong thời gian cơ thể bị căng thẳng, ví dụ như khi chúng ta tập luyện, cortisol tiết ra bởi tuyến thượng thận, duy trì việc cung cấp năng lượng thông qua phân giải tinh bột, chất béo, và cả protein. Nồng độ cortisol gia tăng thông qua tập luyện quá tải, căng thẳng kéo dài quá mức, giấc ngủ kém, dinh dưỡng nghèo nàn. Cortisol quá cao có thể dẫn tới phá hủy các mô cơ bắp, đi kèm với những ảnh hưởng nguy hiểm khác.
Hoocmon tăng trưởng (growth hormone)
Tên của hoocmon này có lẽ đã nói lên chức năng của chính nó. Hoocmon tăng trưởng được tiết ra từ tuyến yên va được điều tiết bởi vùng dưới đồi nằm cạnh đó. Hoocmon tăng trưởng được kích thích bởi rất nhiều nhân tố bao gồm estrogen, testoterone, giấc ngủ sâu, tập luyện điều độ. Hoocmon tăng trưởng là hoocmon đồng hóa có liên quan tới hầu hết sự lớn lên, phát triển của chúng ta từ khi nhỏ tới lúc dậy thì (giai đoạn các hoocmon giới tính nắm vai trò quan trọng). hoocmon tăng trưởng còn làm tăng sự phát triển của xương, mô cơ bắp, tổng hợp protein; tăng khả năng đốt mỡ; tăng cường hệ miễn dịch
Hoocmon tuyến giáp (thyroid hormones)
Tuyến giáp nằm ở phần trước cổ, ngay dưới sụn tuyến giáp. Tuyến giáp tiết ra các hoocmon quan trọng chịu trách nhiệm cho việc trao đổi chất ở người. việc điều tiết hoocmon này do tuyến yên quyết định. Hoocmon tuyến giáp được cho là có liên quan tới việc trao đổi chất của tinh bột, chất đạm, chất béo, hệ số trao đổi chất cơ bản (BMR), quá trình tổng hợp protein, độ nhạy của epinephire, nhịp tim, nhiệt độ của cơ thể.
Hiệu quả của tập luyện.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy nồng độ testosterone và hoocmon tăng trưởng tăng đáng kể sau khi tập luyện sức mạnh hoặc các bài tập aerobic ở cường độ vừa phải trở lên. Hoocmon cortisol xuất hiện khi chúng ta tập luyện quá mức. Tập luyện quá mức tập chí có thể làm giảm nồng độ testosterone, trong khi lại tăng lượng cortisol, do đó quá trình dị hóa có thể vượt xa quá trình đồng hóa, làm phát sinh các triệu chứng của tập luyện quá mức
Nguồn tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/Endocrine_system
National Academy of Sports Medicine, Brian G. Sutton – NASM Essentials of Personal Fitness Training
Cohen H. Neuroscience for Rehabilitation, 2nd ed. Philadelphia: Lippincott Williams & Wilkins, 1999.
Panjabi MM. The stabilizing system of the spine. Part 1. Function, dysfunction, adaptation, and enhancement. J Spinal Disord 1992;5:383–9.
Liebenson CL. Active muscle relaxation techniques. Part II. Clinical application. J Manipulative Physiol Ther 1990;13(1):2–6.
Edgerton VR, Wolf S, Roy RR. Theoretical basis for patterning EMG amplitudes to assess muscle dysfunction. Med Sci Sports Exerc 1996;28(6):744–51