Đặt vấn đề
Hiện nay có khá nhiều câu hỏi thắc mắc liên quan đến trứng gà mà khắp mọi diễn đàn, mạng xã hội mà mọi người hay hỏi từ năm này sang năm khác, đó là những câu hỏi như:
- tập gym ăn trứng gà có được không?
- ăn mấy quả trứng 1 ngày?
- Có nên ăn trứng trước khi tập gym?
Bài viết này sẽ trả lời cho bạn đọc những thắc mắc trên
Trứng gà
Trứng gà là một trong những nguồn protein tốt nên có trong chế độ ăn hằng ngày của những người tập luyện thể thao. Theo thông số của USDA, 100gr trứng gà cung cấp cho chúng ta 155kcal với 13gr protein, 1,1gr carb và 11gr fat, đi kèm với đó là canxi, kali, sắt và một số các loại vitamin (A,C,D,B6,B12). Xét về chất lương protein, theo William D. McArdle, Frank I. Katch, Victor L. Katch (tác giả của cuốn sách Essentials of exercise physiology) thì trứng gà cao hơn rất nhiều so với cá, thịt bò hay sữa bò. Tuy nhiên, 1 số người cho rằng ăn quá nhiều trứng gà (chứa 470 mg cholesterol/100gram – Nguồn : bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Viện dinh dưỡng – Bộ Y Tế) có thể gây tác động đến nguy cơ tăng cholesterol trong máu, từ đó dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Liệu điều này có đúng?
Nghiên cứu
Các nhà nghiên cứu đã chia 128 tình nguyện viên – đều đang bị tiểu đường tuýp 2 hoặc tiền tiểu đường – thành 2 nhóm. Cả 2 nhóm đều ăn 1 chế độ ăn uống với lượng calories phù hợp, đầy đủ protein, carb và fat, trong đó 1 nhóm ăn ít hơn 2 trứng 1 tuần, nhóm còn lại ăn nhiều hơn 12 trứng 1 tuần. Kết qủa sau 3-12 tháng cho thấy cân nặng giảm được giữa 2 nhóm là tương đồng (high-egg compared with low-egg diets: -3.1 ± 6.3 compared with -3.1 ± 5.2 kg; P = 0.48). Cùng với đó, sự khác biệt về đường huyết (plasma glucose, glycated hemoglobin, 1,5-anhydroglucitol), dấu hiệu viêm, oxidative stress và adiponectin – 1 hoocmon protein liên quan tới điều chỉnh nồng độ glucose – giữa 2 nhóm không hề có sự khác biệt. Rõ ràng nghiên cứu trên cho thấy việc ăn trứng ít hay nhiều không hề cho thấy sự thay đổi bất lợi nào liên quan tới các bệnh tim mach chuyển hóa (cardiometabolic), dù cho người đó đang mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Một dẫn chứng khác đã làm sáng tỏ về việc “chế độ ăn có cholestrol được cho rằng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch”. Theo đó, 40 nghiên cứu từ khoảng 1979 tới 2013 đã đủ điều kiện để xem xét. Cho thấy cholesterol trong chế đô ăn uống không có ý nghĩa thống kê với bất kì bệnh động mạch vành nào, đột quỵ thiếu máu cục bộ, hoặc đột quỵ xuất huyết. Chế độ ăn có cholesterol làm tăng lượng HDL (high density lipoprotein) và cả tỉ lệ LDL (low density lipoprotein). Cholesterol trong chế độ ăn uống không làm thay đổi về triglyceride huyết thanh hoặc LDL.
Thậm chí, theo một study mới gần đây, các nhà nghiên cứu đã cho thấy rằng tần suất hấp thu và số lượng trứng gà không có mối liên hệ nào với bệnh rối loạn mỡ máu (Dyslipidemia – bệnh biểu hiện qua độ tăng cholesterol, tăng LDL, hoặc thiếu HDL).
Theo đó, tần suất tiêu thu trứng được tính toán và sử dụng để tính toán cho thời gian bao gồm : không bao giờ, 1-3 lần/tháng, 1 lần/ tuần, 2-4 lần/tuần, 5-6 lần/tuần, hàng ngày,2-3 lần/ngày,4-5 lần/ngày và 5-6 lần/ngày. Tương ứng với tần suất này là số lượng trứng hấp thụ theo ngày (ví du, 1-3 lần/tháng tương đương 0,067 ser/ngày, 1 lần/tuần tương đương 0.143 ser/ngày…). Giá trị thu được của họ nằm ở bảng dưới đây
Mức cholesterol huyết thanh thấp hơn đáng kể với lượng tiêu thụ trứng cao hơn với mức cholesterol giảm 0,11 mmol / L. Ngoài ra, chỉ số LDL còn đươc giảm đi đáng kể. Sau cùng, các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận trứng gà không làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu. Với một chế độ ăn kiêng lành mạnh, chất xơ cao, chất béo bão hòa thấp, trứng gà là một sự kết hợp vô cùng tuyệt vời.
Tổng kết
Tổng kết lại, trứng gà không những cung cấp cho chúng ta một lượng protein “xịn”, calories vừa đủ mà còn không gây ra nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, kể cả lòng đỏ trứng gà cũng không hề gây hại cho cơ thể. Vì thế, hấp thụ trứng gà (3-4 quả/ngày) trong chế độ ăn uống đi kèm với chế độ luyện tập hợp lý là hoàn toàn lành mạnh và an toàn.
Tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/Egg
Xem thêm: