Tác hại của thuốc lá với sự phát triển của cơ bắp

thuốc lá

Thuốc lá, rượu bia… là các chất gây nghiện phổ biến trong đời sống hiện nay. Tác hại của nó với sức khỏe là vô cùng rõ rệt, chỉ cần tìm kiếm một vài từ khóa trên google là chúng  ta có thể nhận ra ngày điều đó, bài viết này không nói về tác hại của thuốc lá về sức khỏe, mà sẽ cho chúng ta có cái nhìn rõ hơn về ảnh hưởng của thuốc lá đối với sự phát triển của cơ bắp.

Tác hại của thuốc lá với sự phát triển của cơ bắp như thế nào?

Các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng tỉ lệ tổng hợp protein sẽ bị giảm xuống ở đối tượng hút thuốc, so với đối tượng không hút thuốc. Các nhà khoa học chọn mỗi nhóm 8 người (4 nam, 4 nữ). Mỗi đối tượng được truyền tĩnh mạch leucine đánh dấu đồng vị ổn định kết hợp với lấy mẫu máu và mô cơ để đo tỷ lệ tổng hợp phân đoạn protein cơ hỗn hợp (FSR –fractional synthesis rate) và tỷ lệ xuất hiện leucine toàn cơ thể (Ra –rate of appearance) trong huyết tương. Sau thí nghiệm các nhà khoa học cho thấy không có quá nhiều sự khác biệt ở nồng độ leucint trong huyết tương, tỉ lệ xuất hiện leucine và nồng độ huyết tương của các dấu hiệu viêm, nhưng tỉ lệ tổng hợp protein cơ hỗn hợp ở nững người hút thuốc lại thấp hơn nhóm đối tượng không hút thuốc. Vì vậy các nhà khoa học đã kết luận rằng hút thuốc có ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp protein, làm tăng biểu hiện của các gen liên quan đến sự suy giảm cơ bắp.

Xem thêm:

Một nghiên cứu khác cũng chỉ rõ hơn về tác hại của hút thuốc đối với cơ bắp. Theo đó, hút thuốc là 1 trong những nhân tố chính gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh nhân mắc bệnh này thường có dẫn tới rối loạn cơ bắp, thậm chí người ta còn cho rằng tiếp xúc với khói thuốc lá còn làm cho bệnh lý rối loạn cơ bắp xảy ra trước cả bệnh lý phổi. Các thành phần cấu tạo khói thuốc lá và các chất trung gian gây ức chế tổng hợp protein, từ đó dẫn đến mất khối lượng cơ (nicotine tạo ra các hiệu ứng chuyển hóa liên quan đến cân nặng hoặc thành phần cơ thể, bao gồm kháng insuline, trong đó liên quan đến việc giải phóng catecholamine- trong khi chúng ta đều biết insulin và độ nhạy insulin quan trọng như thế nào trong việc hấp thu các chất dinh dưỡng, tạo điều kiện để cơ bắp được xây dựng và phát triển.(nguồn : https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3195407/ ). Những người hút thuốc còn có thể bị giảm khả năng co, duỗi của cơ bắp, có thể là do sự suy giảm khả năng phân phối oxy đến các ty thể, khả năng tạo ATP củaty thể do tương tác của cacbon monoxide với hemoglobin, myoglobin, các thành phần khác của chuỗi hô hấp.

Thêm một nghiên cứu nữa cho ta thấy ảnh hưởng của hút thuốc lá lên mô cơ bắp. Theo đó, những người hút thuốc sẽ có chỉ số BMI thấp, tuy nhiên tình trạng béo bụng thì ngày 1 tăng lên. Do vậy, lượng cân nặng bị mất trong giai đoạn này có thể là cân nặng từ cơ bắp chứ không phải từ mỡ. Về mặt lý thuyết, những người hút thuốc lâu còn có thể bị giảm tỷ lệ sợi cơ loại I, diện tích mặt cắt ngang của sợi cơ thấp hơn, tăng hoạt động của enzym glycolytic và giảm hoạt động oxi hóa cơ. (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5923223/)

Không chỉ cơ bắp, hút thuốc còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến xương của chúng ta, khói thuốc lá ảnh hưởng gián tiếp đến khối lượng xương thông qua việc thay đổi trọng lượng cơ thể, trục hormone tuyến cận giáp- vitamin D, hormone tuyến thượng thận, hormone sinh dục và tăng oxi hóa lên các mô xương. Hơn thế nữa, thuốc lá còn ảnh hưởng đến khối lượng xương thông qua tác động trực tiếp đến quá trình tạo xương, hình thành mạch của xương. Cụ thể, hút thuốc lá làm thay đổi hormone tuyến thượng thận, các nghiên cứu cho thấy hút thuốc là làm tăng lương cortisol, dẫn tới hội chứng Cushing (hypercortisolism) (các phát hiên này chưa được báo cáo trong các nghiên cứu). Tình trạng nồng độ cao của glucocorticoid của những người hút thuốc làm thay đổi sư trao đổi chất ở xương và giảm khối lượng xương thông qua thay đổi quá trình osteoblast (nguyên bào xương) và osteroclast (loãng xương), hút thuốc lá còn gián tiếp thay đổi sự hấp thụ ở đường tiêu hóa và sư tái hấp thu canxi ở thận.

Ngoài làm mất cơ bắp và gây tổn hại đến xương, hút thuốc lá còn làm ảnh hưởng xấu đến phổi, trung bình nam giới hút huốc thường xuyên có thể tích phổi khi thở ra trong một giây giảm nhiều hơn 15mL/năm đối với người ko hút thuốc. Ở một bài viết khác, một số các thanh thiếu niên ở lứa tuổi 15-18 tham gia vào một nghiên cứu của các nhà khoa học nhằm mục đích kiểm tra chức năng hô hấp bao gồm đo độ giãn nở của lồng ngực, kiểm tra chức năng phổi bằng phương pháp đo phế dung và sức mạnh cơ hô hấp, các đối tương tham gia được chia làm 2 nhóm: hút thuốc và không hút thuốc (n=34 ở mỗi nhóm), các đối tượng hút thuốc trong độ tuổi từ 15-18, số lượng thuốc lá hút tối đa một ngày <=10 điếu. Sau khi đo đạc, kết quả cho ra không có gì đáng ngạc nhiên: xét 3 thông số chính bao gồm sự giãn nở của lồng ngực, chức năng của phổi (đo bằng phép đo phế dung) và sức mạnh cơ hô hấp đã chỉ ra điều đó. Cụ thể, sư giãn nở ngực của nhóm không hút thuốc lớn hơn đáng kể so với nhóm hút thuốc. Còn có thêm các sư khác biệt về chu vi vòng ngực, đường kính ngực anteroposterior, đường kính ngực mediolateral, các chỉ số này nhóm không hút thuốc đều tốt hơn so với nhóm hút thuốc.

Kết luận 

Nhìn chung hút thuốc chỉ mang lai tác hại chứ không mang lai các lợi ích lâu dài nào cho sức khỏe, 1 số người cho rằng hút thuốc lá để giảm bớt stress tuy nhiên để giải tỏa stress chúng ta có nhiều cách khác tốt cho sức khỏe hơn là hút thuốc. Hy vong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về tác hại của thuốc lá, không chỉ với những người bình thường mà con với những người tập luyện thể thao thường xuyên, từ đó có biện pháp phòng tránh phù hợp.

 

 

4.5/5 - (4 votes)