Cortisol là gì?

Cortisol là glucocorticoid, được xem như là một trong những hormone dị hóa (catabolic) của hệ cơ bắp ở con người. Trong thực tế, cortisol là hormone tính hiệu chính cho quá trình trao đổi chất tinh bột, và cũng có liên quan tới dự trữ glycogen ở cơ bắp.
Khi dự trữ glycogen quá ít, các chất dự trữ năng lượng khác như protein sẽ bị phân giải để sản xuất năng lượng và hỗ trợ duy trình mức độ đường huyết. Sự tích tụ cortisol diễn ra mạnh mẽ nhất vào giai đoạn sáng sớm và giảm dần trong suốt cả ngày. Vì thế thời gian trong ngày cũng là nhân tố cần xem xét khi muốn phân tích hoặc so sánh kết quả cortisol.
Chức năng của cortisol
Cortisol chủ yếu mang lại ảnh hưởng dị hóa với chúng ta bằng cách kích thích sự chuyển đổi amino acid thành carbohydrate, tăng nồng độ của enzyme proteolytic (một loại enzyme có thể phân giải protein), hạn chế quá trình tổng hợp protein, ngăn chặn vào nhiều quá trình phụ thuộc vào glucose như glycogenesis và chức năng miễn dịch của tế bào.
Cortisol còn có tác động dị hóa vào các sợi cơ thuộc type II nhiều hơn, điều này cũng một phần là do chúng có nhiều protein hơn các sợi cơ thuộc type I, tuy vậy cortisol vẫn tham gia vào quá trình suy giảm của các sợi cơ loại I.
Trong các trường hợp bệnh tật, cố định khớp, hoặc chấn thương, sư gia tăng của cortisol làm trung gian cho hiệu ứng hao hụt ni tơ với sự thâm hụt protein. Điều này dẫn tới mất cơ bắp, cũng như khả năng sản sinh ra lực.
Trong cơ bắp, 2 nhân tố mang hiệu ứng trái ngược lại với cortisol chính là testosterone và insulin. Nếu số lượng thụ thể diện kết với testosterone nhiều hơn và các thụ thể này sau đó ngăn chặn các yếu tố di truyền trên DNA mà cortisol và các thụ thể của nó có thể liên kết được, protein khi đó sẽ được giữ và tăng cường.
Ngược lại, protein sẽ bị phân giải và giảm bớt. Sự cân bằng của dị hóa và đồng hóa trong cơ bắp ảnh hưởng trực tiếp tới sức mạnh. Sự gia tăng cấp tính trong tuần hoàn cortisol sau khi tập luyện cũng liên quan tới các cơ chế phản ứng viêm cấp tính trong quá trình tái tạo mô.
Nồng độ cortisol quá cao có ảnh hưởng gì?
Như đã nói ở mục 1, nồng độ cortisol thay đổi trong ngày, và khác nhau giữa người này và người kia, tuy vậy vẫn có một khoảng “bình thường” cho cortisol
6 giờ sáng tới 8 giờ sáng: 10 tới 20 mcg/dL
4 giờ chiều: 3 tới 10 mc/dL
Nồng độ cortisol quá cao có thể gây ra hội chứng Cushing(biểu hiện bằng mặt tròn, dễ bị bầm tím, tay và chân gầy yếu), tăng cân nhanh, mất cơ bắp, béo phì…
Quá ít cortisol thì sao?
Trong trường hợp cơ thể không sản xuất đủ hormone này, bạn cũng không hề cảm thấy dễ chịu. Các triệu chứng thường thấy là mệt mỏi, kiệt sức, chóng mặt (mỗi khi đứng dậy), giảm cân, cơ bắp yếu đi, thay đổi cảm xúc, và một số vùng da trên cơ thể trở nên tối lại.
Tập luyện ảnh hưởng tới cortisol như thế nào?
Tập luyện chắc chắn sẽ làm tăng nồng độ cortisol trong cơ thể, đặc biệt là với thời gian nghỉ ngắn và volume tập cao. Tuy vậy cortisol tăng lên tạm thời không có tác động tiêu cực sau một giai đoạn tập luyện mà cơ thể đã thích nghi được.
Cortisol phản hồi tới các bài tập kháng lực bằng cách tạo ra các kích thích dữ dội cho quá trình trao đổi chất kị khí. Ngoài làm tăng cortisol, cơ thể còn tiết ra GH (Growth hormone) trong quá trình tập luyện.
Do đó, nồng độ cortisol mãn tính cao có thể gây ra các hiệu quả không tốt cho cơ thể, thì nồng độ cortisol cấp tính lại là một phần của quá trình tái tạo các mô cơ, làm cho chúng trở nên khỏe hơn, to hơn (tất nhiên là chỉ trong trường hợp cơ bắp được kích thích dưới mức chấn thương). Cortisol tham gia vào quá trình này bằng cách dọn dẹp các protein đã bị tổn thương.
Với các lợi ích cũng như tác hại ở trên, những người tập luyện cần áp dụng vào chương trình tập luyện sao cho tránh bị ảnh hưởng nhiều nhất. Theo các nghiên cứu, hàm lượng cortisol cao hơn 800 nmol/L có thể là dấu hiệu của overtraining.
Có một sự khác biệt rất lớn đang tìm thấy về vai trò sinh lý của cortisol giữa nồng độ cấp tính và mãn tính khi tập luyện. Cortisol cấp tính có thể phản ánh được stress của bài tập, và cortisol mãn tính lại có liên quan tới cân bằng nội môi có liên quan tới sự chuyển hóa protein.
Vậy nên vai trò của cortisol rất quan trọng trong quá trình chấn thương, overtraining, detraining – khi mà các mô cơ mất dần (atrophy) và suy giảm khả năng phát lực. Mặc dù vẫn còn cần thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh, tuy nhiên cortisol vẫn có vai trò trong sự phục hồi và tu sửa mô cơ xương.
Xem thêm:
Nguồn: Essentials of Strength Training and Conditioning
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/22187-cortisol