Growth Hormone liệu có ảnh hưởng đến tổng hợp cơ bắp?

Là một người tập luyện tự nhiên (natural), chúng ta sẽ không thể nhận được hormone ngoại sinh, vậy chỉ duy nhất một cách có thể tối đa hóa qua việc sản xuất hormone đó là hormone nội sinh.
GH

Growth Hormone: Nó là gì? nó làm gì? và tại sao chúng ta cần tăng nó lên?

Growth Hormone được cho là cứu cánh của anabolic (sự đồng hóa) cho bobydbuilder. Thậm chí để có những hãng thực phẩm bổ sung sản xuất ra sản phẩm với nhãn quảng cáo là tăng lượng GH cho phát triển cơ bắp. Nhưng thật sự GH có chức năng gì? Có bằng chứng nào thực sự GH thực hiện đồng hoá cơ bắp?
Hóc môn tăng trưởng là một đoạn peptide hóc môn thực hiện cả hai chức năng: Trực tiếp thụ cảm GH trên các mô và tăng cường igf-1 để gây ảnh hưởng. Người ta đã xác định được rằng sự phát triển và trưởng thành của hệ cơ xương là qua trung gian của những thay đổi trong GH và IGF-1. Trong thời kỳ thanh thiếu niên, sự thiếu hụt GH có thể dẫn đến sự phát triển chậm lại của hệ cơ xương trong khi sự dư thừa có thể gây ra những thay đổi nhanh chóng về tăng trưởng và tầm vóc.
Sự phóng thích mãn tính của GH dư thừa được gọi là bệnh to cực (acromegaly) là một hội chứng trong đó tuyến yên sản xuất quá mức GH, thường do một khối u dẫn đến tăng chiều cao và sự phát triển của bàn tay, bàn chân và mặt. Nó thường liên quan đến chứng gigantism, một triệu chứng cũng do giải phóng GH quá mức.  Ngoài ra, GH và Lean body max (khối lượng cơ thể nạc) cũng giảm theo độ tuổi khiến nhiều người cho rằng việc giảm GH theo tuổi có thể trực tiếp gây ra việc giảm LBM.  Hơn nữa, nhiều ‘chuyên gia mạng’ đã trích dẫn các nghiên cứu chứng minh rằng việc bổ sung các supplementation GH ở những người thiếu GH sẽ bình thường hóa LBM và bodyfat trong cơ thể như bằng chứng thêm rằng GH là anabolic – ‘đồng hóa’.  Họ cũng chỉ ra rằng một lượng lớn khối lượng cơ bắp của các pro IFBB đều sử dụng lượng GH như một bằng chứng khác về lý do tại sao GH có tính anabolic. Những người này đang dùng nhiều loại thuốc  và cố gắng chứng minh ảnh hưởng của các loại thực phẩm bổ sung GH cho người tập bình thường là “best”.  Có lẽ lập luận mạnh mẽ nhất được đưa ra của các “chuyên gia” cho việc GH ảnh hưởng tới anabolic bởi vì việc tập gym có sự gia tăng GH đặc biệt là tập tạ. Cụ thể, các bài tập volume lớn đòi hỏi các nhóm cơ lớn và yêu cầu mức độ nỗ lực cao sẽ làm tăng GH đáng kể (~ 10 lần) trong khoảng 40 phút. Tuy nhiên, những thông tin này nêu lên những khả năng thú vị đối với GH, không có cái nào trong số chúng thực sự chứng minh một cách thuyết phục rằng sự gia tăng sinh lý trong GH là anabolic.
Xem thêm:

Nghiên cứu thực tế

Thừa GH có thể gây ra những thay đổi sinh lý về tăng trưởng, về cơ bắp và thiếu hụt GH sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng . Nhiều người đã lấy thông tin này và kết luận rằng phản ứng đồng hóa với GH là đồng biến và do đó tăng GH trong phạm vi sinh lý sẽ có tác dụng anabolic.
Tuy nhiên, khi bạn thực sự nhìn vào các số liệu khoa học, nó vẽ ra một bức tranh rất khác. Mặc dù đúng là bổ sung GH cho những người thiếu GH bằng GH ngoại sinh sẽ bình thường hóa LBM  bằng cách tăng khối lượng cơ thể nạc và giảm chất béo cơ thể, sự tăng LBM KHÔNG phải từ sự gia tăng mô cơ thực tế. Sự gia tăng LBM là thay vì tăng tổng hợp protein toàn cơ thể dẫn đến phì đại mô liên kết và  tăng khả năng giữ nước và lọc lại của thận. Theo các nghiên cứu, việc bổ sung GH ở những người khỏe mạnh KHÔNG làm tăng sức mạnh so với giả dược. Vì vậy, trong khi việc bổ sung GH ngoại sinh ở những người thiếu GH có thể bình thường hóa LBM và bodyfat, sự gia tăng LBM là do giữ nước liên quan đến việc tăng hình thành collagen. Tổng hợp protein toàn cơ thể (không phải cơ) và những thay đổi trong việc điều tiết nước và điện giải của thận, không phải từ mô cơ thực sự. Hơn nữa, việc bổ sung lượng GH ngoại sinh bổ sung vào các chương trình tập luyện giống hệt nhau ở nam giới trẻ KHÔNG dẫn đến cải thiện tổng hợp protein cơ xương, khối lượng cơ (chỉ khối lượng mô liên kết) hoặc sức mạnh so với giả dược.  Dựa trên các dữ liệu nói trên, rõ ràng rằng việc bổ sung GH không phải là anabolic đối với mô cơ, nhưng chắc chắn việc tăng GH để đáp ứng với quá trình tập luyện kháng lực là rất quan trọng phải không?
Tất cả chúng ta đều được biết việc sử dụng các training program để tối đa hóa phản ứng GH tự nhiên đối với việc tập luyện và nhiều chương trình đào tạo được xây dựng với chủ đề trung tâm là tối đa hóa sản xuất GH.  Một “chuyên gia” nổi tiếng thậm chí còn thuyết giảng việc hạn chế ăn sau tập luyện để tối đa hóa GH được tạo ra trong quá trình tập luyện (ăn uống sẽ làm giảm GH). Vậy gh được tạo ra trong quá trình tập luyện phải là anabolic đúng không? Hay đây chỉ là “broscien”? May mắn thay, đã có một nghiên cứu về chủ đề này.
Nghiên cứu so sánh hai phương thức và chia thành 2 nhóm thí nghiệm.
Phương thức thứ nhất có sự tăng mạnh về nồng độ GH, và phương thức còn lại thì duy trì mức cơ bản của nồng độ GH. cả hai phương thức đều so sánh sự khác biệt về tổng hợp protein và hypertrophy của 2 nhóm.
Nhóm 1: cơ tay và nhóm 2: tay +cơ chân.
Kết quả: Tập luyện cho một nhóm cơ nhỏ như là tay thì không làm tăng giải phóng gh trong khi tập cho một nhóm cơ lớn như là nhóm có cơ chân thì có. Nhóm có tập luyện cơ chân thì gh tăng hơn 10 lần. Không có sự khác biệt về tốc độ tổng hợp protein trong cơ bắp tay sau buổi tập và cũng không có sự khác biệt về sự tăng kích cỡ của bắp tay giữa hai nhóm sau 15 tuần. Nếu quá trình tập luyện làm tăng nồng độ gh mà có thể giúp tăng quá trình tổng hợp cơ bắp thì tại sao nhóm áp dụng phương thức tập luyện giúp làm tăng gấp 10 lần nồng độ gh lại không hề tăng sự tổng hợp protein hơn là nhóm tập luyện mà nồng độ Gh chỉ ở mức bình thường???
Nếu những dữ liệu này không thuyết phục bạn rằng những thay đổi trong nồng độ GH không liên quan đến đến sự tổng hợp cơ bắp thì mẫu thông tin này sẽ giúp bạn phần nào sáng tỏ hơn: cardio giúp tăng nồng độ GH!
Đúng vậy, cardio cường độ thấp thực sự giúp làm tăng nồng độ GH. và cũng rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cardio thực sự không có mối liên hệ nào đến việc phát triển cơ bắp. Và cuối cùng, cũng có nghiên cứu đã chứng minh rằng nhịn ăn giúp làm tăng nồng độ GH.

Vậy có phải GH là vô giá trị?

Thật ra không phải vậy, ở những người thiếu gh bổ sung gh sẽ giúp bình thường hóa body FAT thông qua việc tăng lipolysis (sự phân hủy mỡ, tiêu mỡ). Tuy vậy vẫn chưa rõ ràng nếu nếu làm tăng GH dẫn đến việc giảm mỡ. Gh được tạo ra khi tập luyện thì không giúp đồng hoá cơ bắp, và cũng chẳng liên quan hến hypertrophy. Nhưng dường như nó quan trọng hơn trong việc huy động chất nền thông qua việc tăng sự huy động axit béo trong quá trình tập luyện. Điều này giải thích tại sao GH tăng ngay cả khi tập cardio để cung cấp axit béo cho các cơ bắp hoạt động.  GH không hoàn toàn không quan trọng nhưng việc nhấn mạnh quá mức vai trò của GH tới sự đồng hoá cơ bắp là phóng đại và hoàn toàn bịa đặt. Sự thiếu hụt GH sẽ làm giảm sự phát triển và bổ sung GH ở những người bị thiếu GH sẽ bình thường hoá lượng LBM và tỉ lệ bodyfat.
  1. Florini JR, Ewton DZ, Coolican SA. Growth hormone and the insulin-like growth factor system in myogenesis. Endocr Rev. 1996;17(5):481-517.
  2. West DW, Phillips SM. Anabolic processes in human skeletal muscle: Restoring the identities of growth hormone and testosterone. Phys Sportsmed. 2010;38(3):97-104.
  3. Fox SI. Regulation of Metabolism. In: Human Physiology 8th Edition. McGraw Hill. Boston: 2004. pp 622.
  4. Thompson DD. Aging and Sarcopenia. J Musculoskelet Interact. 2007;7(4):344-5.
  5. West DW, Kujbida GW, Moore DR, Atherton P, Burd NA, Padzik JP, et al. Resistance exercise-induced increases in putative anabolic hormones do not enhance muscle protein synthesis or intracellular signaling in young men. J Physiol. 2009;587(pt21):5239-5247.
  6. Doessing S, Heinemeier KM, Holm L, et al. Growth hormone stimulates the collagen synthesis in human tendon and skeletal muscle without affecting myofibrillar protein synthesis. J Physiol. 2010;588(pt 2):341-351.
  7. Dimke H, Flyvbjerg A, Frische S. Acute and chronic of growth hormone on renal regulation of electrolyte and water homeostasis. Growth Horm IGF Res. 2007;17(5):353-368.
  8. Taaffe DR, Pruitt L, Reim J, et al. Effect of recombinant human growth hormone on the muscle strength response to resistance exercise in elderly men. J Clin Endocrinol Metab. 1994;79(5):1361-1366.
  9. Taaffe DR, Jin IH, Vu TH, Hoffman AR, Marcus R. Lack of effect of the recombinant human growth hormone (GH) on muscle morphology and GH-insulin-like growth factor expression in resistance-trained elderly men. J Clin Endocrinol Metab. 1996;81(1):421-425.
  10. Yarasheski KE, Zachwieja JJ, Campbell JA, Bier DM. Effect of growth hormone and resistance exercise on muscle growth and strength in older men. Am J Physiol. 1995;268(2 pt 1):E268-E276.
  11. Yarasheski KE, Campbell JA, Smith K, Rennie MJ, Holloszy JO, Bier DM. Effect of growth hormone and resistance exercise on muscle growth and strength in young men. Am J Physiol. 1992;262(3 Pt 1):E261-7.
  12. West DW, Burd NA, Tang JE, Moore DR, Staples AW, Holwerda AM, Baker SK, Phillips SM. Elevations in ostensibly anabolic hormones with resistance exercise enhance neither training-induced muscle hypertrophy nor strength of the elbow flexors. J Appl Physiol 2010;108:60-67.
  13. West DW, Burd NA, Staples AW, Phillips SM. Human exercise-mediated skeletal muscle hypertrophy is an intrinsic process. Int J Biochem Cell Biol. 2010;42:1371-75.
  14. Godfrey RJ, Madgwick Z, Whyte GP. The exercise-induced growth hormone response in athletes. Sports Med. 2003;33(8):599-613.
  15. Hunter WM, Greenwood FC. Studies on the secretion of human-pituitary-growth hormone. Br Med J. 1964;1(5386):804-7.
  16. Engstrom EB, Burman P, Holdstock C, Karlsson FA. Effects of growth hormone (GH) on ghrelin, leptin, and adiponectin in GH-deficient patients. J Clin Endocrin Metab. 2003;88(11):5193-5198.
  17. Burd NA, West DW, Churchward-Venne TA, Mitchell CJ. Growing collagen, not muscle, with weightlifting and growth hormone. J Physiol. 2008;586(pt15):3701-3717.
5/5 - (1 vote)